Trường THPT Hải Lăng - Quảng Trị
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Nhìn lại hội thi giáo viên dạy giỏi trung học phổ thông 2012

Go down

Nhìn lại hội thi giáo viên dạy giỏi trung học phổ thông 2012  Empty Nhìn lại hội thi giáo viên dạy giỏi trung học phổ thông 2012

Bài gửi  Admin Thu Nov 22, 2012 2:23 pm

(Trích bài phát biểu tổng kết Hội thi chọn Giáo viên dạy giỏi cấp trung học phổ thông của ông Hoàng Xuân Thủy, Phó chủ tịch trực Hội đồng Giám khảo)
Hội thi chọn giáo viên dạy giỏi cấp trung học phổ thông lần đầu tiên tổ chức theo quy chế mới. Số lượng Giáo viên dự thi đông gấp rưỡi lần thi trước, gồm 225 gương mặt xuất sắc từ 30 trường THPT và 8 trung tâm GDTX trên địa bàn toàn tỉnh về tham dự, trong đó có 17 giáo viên dạy ở các trung tâm giáo dục thường xuyên.
Đánh giá về chất lượng các phần thi
1.Vòng thi thứ nhất.
a.Về sáng kiến kiến kinh nghiệm và đề tài nghiên cứu khoa học:
Có 225 đề tài tham dự: có 11 đề tài đạt loại A từ 8 điểm trở lên, 198 đề tài đạt loại B từ 7<8 điểm; 16 dề tài loại C dưới 7đ.
Ưu điểm:
-Có nhiều đề tài khá công phu, chủ yếu tập trung vào chuyên môn, thể hiện được tâm huyết, trí tuệ và kết quả thực hiện của tác giả.
-Hầu hết biết cách trình bày đề tài một cách khoa học, logic. Nhiều đề tài trình bày đẹp thể hiện sự trân trọng kết quả lao động của tác giả.
Những giáo viên có sáng kiến kinh nghiệm được đánh giá cao, đó là: Cô giáo Võ thị Thu Hà, THPT QTrị; cô giáo Nguyễn Thị Tuyết Trinh, THPT Hải Lăng; thầy Cáp Xuân Tú, THPT Đông Hà; cô Trương Thị Mỹ Dung, THPT QTri; thầy Nguyễn Tiến Long, THPT Hướng Hóa; v .v.
Nhược điểm:
-Nhiều đề tài nội dung sơ sài, thể hiện thiếu sự đầu tư nên chất lượng, hiệu quả đề tài thấp.
-Một số đề tài trình bày không đúng quy định của một đề tài khoa học, cẩu thả, xem nhẹ công trình nghiên cứu của mình.
-Nhiều đề tài chưa được Hội đồng khoa học trường đánh giá, hoặc đánh giá chiếu lệ, do đó làm giảm đi tầm quan trọng, ý nghĩa của đề tài đối với Hội thi.
b.Về phần thi năng lực sư phạm.
Ưu điểm:
-Nhiều giáo viên đã nắm được những khái cơ bản về dạy học tích cực.
-Hầu hết các giáo viên đã thể hiện được trình độ chuyên môn khá vững, thông qua việc giải quyết các bài tập, các nhận thức về kiến thức cơ bản của chương trình phổ thông môn học của mình. Nhiều giáo viên đã đạt được những điểm số cao.
Người giáo viên tiêu biểu ở phần thi năng lực sư phạm là: Cô Nguyễn Thiên Hương, THPT Đông Hà; thầy Hồ Đắc Vinh, THPT Đông Hà; cô Lê Thị Phượng, TT GDTX Vĩnh Linh; thầy Nguyễn Trường Dân, THPT TX QTri; thầy Nguyễn Đức Hùng, THPT Vĩnh Linh; cô Hoàng Châu, THPT Lê Lợi; cô Bùi Thị Mười, THPT Hướng Hóa; Cô Nguyễn Thị Hạnh THPT Chuyên Lê Quý Đôn. .v..v .
Những nhược điểm và những tồn tại:
Qua phần thi viết cũng đã bộc lộ những điểm yếu cần phải khắc phục, đó là:
Về nghiệp vụ:
- Một bộ phận không nhỏ giáo viên chưa hiểu, chưa nắm chắc quan điểm dạy học lấy học sinh là trung tâm, đây là quan điểm dạy học tiến tiến mà hiện nay chúng ta đang xây dựng các phương pháp dạy học, các kỹ thuật dạy học tích cực dựa trên quan điểm này.
-Việc tổ chức các hoạt động dạy học đã trở nên bắt buộc ở tất cả các môn học và được ghi rõ từng hoạt động trong giáo án. Tuy vậy, tại sao phải dạy học thông qua các hoạt động thì nhiều giáo viên không lý giải nổi.

- Trách nhiệm và nhiệm vụ của giáo viên là vừa dạy chữ, vừa dạy người; việc hiểu và làm công tác GVCN là trách nhiệm của tất cả giáo viên trong trường học. Công tác chủ nhiệm vừa được tập huấn đến tất cả giáo viên toàn ngành trong năm học vừa qua, tuy nhiên nhiều giáo viên vẫn không nắm được vai trò vị trí của giáo viên chủ nhiệm trong nhà trường phổ thông.
Những thiếu sót này phần nào lý giải tại sao công tác chủ nhiệm lớp và nhiệm vụ chính về chuyên môn của các giáo viên là đổi mới PPDH không đạt được kết quả như mong muốn.
Về chuyên môn.
- 8 GV dưới điểm trung bình, 48 GV có điểm <7 chưa đạt mức yêu cầu của một giáo viên giỏi cấp tỉnh, điều đó cũng nói lên sự chưa cố gắng của một bộ phận giáo viên trong việc rèn luyện chuyên môn.
Phần thi thực hành giảng bài trên lớp.
Về ưu điểm:
-Các giáo án đã soạn công phu, thể hiện được các hoạt động của thầy và trò trên lớp, nội dung trọng tâm của tiết học đã tập trung thực hiện các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng đặt ra. Chuẩn bị bảng biểu và các thiết bị dạy học chu đáo.
- 92% số tiết dạy có ứng dụng CNTT, nhiều giáo viên chứng tỏ được trình độ tin học của mình bằng những kỹ thuật soạn gián án điện tử khá thuần thục, ứng dụng và hỗ trợ đắc lực cho quá trình tổ chức dạy học, tiêu biểu là các giáo viên bộ môn Toán, Vật lý, Tin học...
-Hầu hết giáo viên đều tự tin, khá chủ động khi thực hiện kế hoạch dạy học, do đó tiết học diễn ra có hiệu quả cao. Nhiều giáo viên đã mạnh dạn sử dụng những kỹ thuật dạy học tích cực tương đối khó, như các kỹ thuật dạy học theo dự án, dạy học theo hợp đồng, kỹ thuật dạy học khăn trải bàn.. mặc dầu đang còn một số chỗ còn lúng túng do dạy học sinh khác trường, học sinh chưa quen cách học mới; tuy nhiên đó là biểu hiện của sự mạnh dạn hướng tới cái mới, cái tích cực của phương pháp dạy và học hiện nay cần được khuyến khích.
-Tác phong của giáo viên trên lớp chững chạc, lời nói rõ rãng, ngôn ngữ trong sáng, chuẩn mực, tạo được mối quan hệ thầy - trò thân thiện, cởi mở; học sinh tích cực, hăng hái tham gia các hoạt động học tập.
-Hầu hết các giáo viên đã thâm nhập chương trình, sách giáo khoa và nắm kiến thức phổ thông khá tốt, nên ít có hiện tượng bị nhầm lẫn kiến thức.
Nhược điểm.
-Một số giáo viên trình bày giáo án chưa đẹp, chưa tương xứng với một Hội thi cấp tỉnh, tình trạng sai sót về văn phạm, chính tả trong giáo án khá phổ biến.
-Rất nhiều giáo viên chưa xem việc sử dụng bảng đen là một kênh quan trọng trong việc giáo dục học sinh, cho nên nhiều giáo viên trình bày bảng chưa đẹp, chưa đưa ra kế hoạch viết bảng do đó lúng túng khi trình bày, chữ viết xấu, cẩu thả và không dùng phấn màu để đánh dấu những phần quan trọng khi ghi bảng, không dùng thước kẻ trên bảng.
-Không ít giáo viên đã không làm chủ được quá trình tổ chức dạy học, nên có nhiều tiết bị “cháy” giáo án, phần củng cố kiểm tra lại các mục tiêu đặt ra từ đầu giáo án không thực hiện được, hay thực hiện qua loa không hiệu quả.
-Vẫn có những tiết dạy giáo viên không chú ý phần giảm tải nên đã đưa vào kế hoạch dạy học, làm cho tiết học nặng nề và không đúng với sự chỉ đạo chuyên môn của ngành.
-Hiện tượng giáo viên không bám sát mục tiêu đặt ra trong giáo án, thiên về truyền thụ kiến thức, ít dành thời gian để rèn luyện kỹ năng cho học sinh. Nhiều giáo viên tổ chức học nhóm gượng ép, không hiệu quả. Sử dụng các bảng biểu, phiếu học tập tốn kém không phù hợp với tình hình dạy học hiện nay.
- Một số giáo viên còn lệ thuộc SGK, thiếu tính sáng tạo, thiếu linh hoạt trong tổ chức các hoạt động học tập; thiếu mạnh dạn sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực.
-Nhiều giáo viên chưa phát huy được vai trò hỗ trợ của CNTT, sự phối hợp giữa việc ghi bảng với sử dụng giáo án điện tử chưa tốt, trùng lặp gây mất thời gian.
Qua đánh giá một cách nghiêm túc của Hội đồng giám khảo, của Ban tổ chức, mặc dầu còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục rút kinh nghiệm để Hội thi lần sau tốt hơn. Nhưng về cơ bản đã hoàn thành được mục tiêu đặt ra, đó là: lựa chọn những giáo viên xứng đáng để tôn vinh, công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh năm 2012, đồng thời qua hội thi đã tạo ra được một đợt sinh hoạt chuyên môn sâu, rộng; các giáo viên có cơ hội để cọ xát, để học hỏi kinh nghiệm và trưởng thành lên trong chuyên môn, trong nghiệp vụ.
Căn cứ vào kết quả sau 2 vòng thi, Hội đồng giám khảo các môn lựa chọn và đề nghị Giám đốc Sở công nhận danh hiệu: "Giáo viên dạy giỏi” năm 2012 cho 168 giáo viên trên tổng số 225 GV dự thi đạt tỷ lê 74,6%. Trong đó có 17 thầy, cô giáo đạt kết quả xuất sắc theo từng bộ môn, đó là: cô Lê Thị Chi, cô Trương Thị Mỹ Dung (môn Toán); thầy Trần Lê Hùng, thầy Ngô Vinh Hiến (môn Vật Lý); cô Nguyễn Thị Hạnh, cô Nguyễn Thiên Hương (môn Hóa học); thầy Trần Văn Phước (môn Sinh học); thầy Nguyễn Tiến Long (môn Tin học); cô Lê Thị Huê (môn Công nghệ); cô Nguyễn Thị Đỗ Quyên (môn Ngữ Văn); thầy Nguyễn Ngọc Tuấn (môn Lịch Sử); cô Đào Ngọc Hiền (môn Địa Lý); thầy Hoàng Xuân Quý, thầy Trần Hữu Nhớ (môn Tiếng Anh); thầy Nguyễn Tài Hạnh (môn GDCD); thầy Lê Đình Xuân và cô Võ Thị Hồng (môn Thể Dục).
Như vậy, sau một quá trình rèn luyện, tại Hội thi này các thầy cô giáo đã thể hiện được năng lực của mình, được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Danh hiệu này thật quý giá đối với nghề dạy học, nhưng điều quý hơn nữa là các thầy cô giáo khẳng định uy tín của mình trong lòng học sinh và đồng nghiệp nơi mình công tác. Các thầy cô giáo phải nghiêm túc rút kinh nghiệm, cố gắng khắc phục những tồn tại và phát huy những thế mạnh của mình trong giảng dạy, trở thành hạt nhân trong phong trào thi đua dạy tốt ở các trường học để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tỉnh nhà.
Đối với những thầy cô giáo chưa đạt kết quả như mong muốn trong cuộc thi lần này, hãy xem đây là một lần thử sức, một lần đánh giá lại mình để rút ra bài học kinh nghiệm quí giá cho bản thân để tiếp tục phấn đấu ở những năm tiếp theo. Bởi trong hội thi lần này đa phần các thầy cô giáo có tuổi đời, tuổi nghề còn trẻ, còn nhiều thời gian để tiếp tục phấn đấu. . .

Phòng GDTrH

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 4
Join date : 22/11/2012

https://thpthailang-quangtri.forumvi.net

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết